Viêm da trẻ em

Viêm da trẻ em là căn bệnh mà không một bà mẹ nào muốn con mình mắc phải, bởi vậy chúng ta cần phải nắm rõ hơn về bệnh viêm da trẻ em cùng những cách điều trị tốt nhất cho bé.

Viêm da trẻ em

Viêm da trẻ em

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến là gì? Nhận biết triệu chứng bệnh vảy nến qua các thể vảy nến

Bệnh vảy nến hiện đang khiến cho 2% dân số trên thế giới phải oằn mình chống chịu với nó. Khi không được điều trị hiệu quả cụ thể có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gây tổn thương vĩnh viễn cho da, viêm khớp, gây nahr hướng lớn đến tâm lý thẩm mỹ của người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh vảy nến qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến hay cũng như một số bệnh viêm da ngoài da khác vẫn chưa thể tìm ra đươc nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, bệnh vảy nến có tính di truyền cao, ngoài ra còn có một số ý kiến cho rằng bệnh do rối loạn hệ thống miễn dịch trên cơ thể dẫn đến bệnh.

benh-vay-nen

Không chỉ có những nguyên nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể, bệnh vảy nến khởi phát còn có thể bởi một số yếu tố từ bên ngoài như:
  • Chấn thương: bệnh vảy nến có thể khởi phát tại những vùng da bị tổn thương, ngay cả những vết trầy xước nhẹ cũng có thể dẫn đến bệnh.
  • Tình trạng nhiễm trùng thường gặp ở đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng. Đây không chỉ là nguyên nhân dẫn đến bệnh mà nó còn làm cho bệnh thêm trầm trọng.
  • Tác dụng phụ từ thuốc điều trị, thuốc tăng huyết áp, sốt rét một số nhóm thuốc phi steroid cũng có thể khiến bệnh khởi phát hoặc khiến bệnh thêm nặng hơn.
  • Người luôn trong tình trạng buồn phiền, lo lắng, giận dữ, stress,... sé khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Thời tiết hanh khô, thay đổi thời tiết đột ngột cũng khiến cho bệnh khởi phát.
  • Rượu, bia hay những chất kích thích khác cũng cũng có thể dễ dàng dẫn đến bệnh vảy nến.

Nhận biết triệu chứng của bệnh vẩy nến  

Các bạn có thể nhận biết rõ triệu chứng của bệnh tùy theo các thể của bệnh mà sẽ có những dấu hiệu khác nhau dưới đây:

Vẩy nến thể mảng

Đây là dạng vẩy nến thường gặp với dấu hiệu là những mảng vẩy hồng ban, bệnh thường gặp nhất ở mặt, vùng da khớp gối, khuỷu tay cùng da đầu. Vùng da bị bệnh thường xuất hiện một số mảng vảy nhỏ trên toàn bộ bề mặt. Một số vùng da bị tổn thương khi không được điều trị hiệu quả sẽ bị gồ lên, khi sờ sẽ nhận thấy và tại trên đỉnh sẽ có những vảy trắng xám xuất hiện.

vay-nen-the-mang

Vẩy nến thể giọt

Thể thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người trưởng thành cùng với những tổn thương nhỏ hình giọt nước xuất hiện trên toàn bộ các vùng da cơ thể.

Vẩy nến móng

Rất nhiều người bệnh khi bị vảy nến kéo dài sẽ có những thay đổi rõ rệt ở móng, bao gồm cả các vết lõm ở móng. Các bạn có thể nhận thấy màu của móng cũng được thay đổi khác hoàn toàn so với trước.

vay-nen-mong

Vẩy nến thể mủ

Thể mủ với đặc trưng là các mụn mủ vô khuẩn, lâm sàng rõ nét. Mụn mủ thường có xu hướng xuất hiện ở rìa rồi phát triển nên thành vẩy nến. Bệnh vảy nến thể mủ mặc dù không gây nên những nguy hiểm ảnh hướng đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nó có thể dẫn đến mãn tính gây nên nhiều thương tổn khác cho da.

Bệnh vẩy nến da đầu

Xuất hiện những mảng da, vảy rõ ràng trên da đầu, da trở nên dày và đỏ, thường biểu hiện rõ nhất tại đường chân tóc cùng vùng da sau tai. Một vài trường hợp bệnh nhân khi bị vẩy nến da đầu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc.

benh-vay-nen-da-dau

Vẩy nến đỏ da

Vẩy nến đỏ da với dấu hiệu đặc trưng là hồng ban lan rộng ra toàn bộ bề mặt của cơ thể, tăng rõ rệt dòng máu qua da có thể dẫn đến mất điều hòa thân nhiệt và suy tim cung lượng cao.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

3 cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà cho mẹ an toàn hiệu quả

Trong bài viết trước các mẹ đã được tìm hiểu kỹ về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Khi nhận thấy trẻ nhà mình có những dấu hiệu của bệnh mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và kê đơn thuốc tùy theo tình trạng bệnh của trẻ. Còn trong ngày hôm nay, chúng tôi xin được gửi đến các mẹ cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản hiệu quả mà cần cần sử dụng đến các loại thuốc tây có thể gây tác dụng phụ cho trẻ.

Chữa chàm sữa bằng sữa mẹ

Trước tiên mẹ nên chú ý, cách này chie nên áp dụng cho trẻ sơ sinh bằng chính sữa của mẹ, đối với trẻ cũng như sữa khác có thể không phù hợp dễ gây kích ứng da cho trẻ.

chua-cham-sua-bang-sua-me

Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như chất endorphin có tác dụng giúp làm giảm những cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau rát bởi những vết chàm gây nên cho trẻ. Hàm lượng Vitamin A có trong sữa mẹ giúp ngăn ngừa khả năng nhiễm khuẩn cho trẻ. Không chỉ giúp điều trị chàm, sữa mẹ còn có thể giúp điều trị rất nhiều bệnh ngoài da khác như viêm da ở trẻ em, eczema,...

Mẹ có thể dùng sữa trị chàm cho bé bằng cách sau:
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da trẻ bị chàm bằng nước ấm.
  • Chấm nhẹ sữa mẹ lên toàn bộ vùng da trẻ bị chàm.
Hàng ngày áp dụng từ 2-3 lần liên tục trong vòng 1 tuần mẹ sẽ thấy những chuyển biến rõ rệt. Đối với trường hợp trẻ mới mắc bệnh, các vết chàm còn nhỏ chỉ khoảng 1 đốt ngón tay thì có thể biến mất sau 1 tuần, còn với những vết chàm lớn có thể lên đến 2 tuần.

Mẹo dân gian trị chàm sữa bằng lá trầu không

Ông bà ta đã truyền lại cho con cháu bài thuốc trị các bệnh ngoài da bằng lá trầu không hiệu quả, trong đó có bệnh chàm sữa. Lá trầu rất lành tính an toàn nên phì hợp sử dụng cho làn da nhạy cảm mỏng manh của trẻ. Sử dụng tinh dầu lá trầu không bôi lên vùng da bị chàm để trị chàm cho trẻ.

la-trau-khong-tri-cham-sua

Cứ mỗi 100g lá trầu không tươi sẽ thu được 2.5% tinh dầu. Mẹ có thể say hoặc giã nhuyễn lá trầu không bôi trực tiếp vùng da bị chàm cho trẻ đều được. Trong lá trầu không có chữa rất nhiều chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, đặc biệt hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp ức chế lại quá trình hoạt động phát triển của chàm.

Dầu dừa chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Không thể phủ nhận những công dụng trong của dầu dừa và một trong những tác dụng được kể đến hôm nay chính là điều trị các bệnh ngoài da hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng dầu dừa để điều trị chàm cho trẻ rất an toàn và hiệu quả nhé.

Cách thực hiện:
  • Chuẩn bị dầu dừa: mẹ có thể tự mình làm ra dầu dừa, nhưng chúng tôi khuyên các mẹ nên mua tại cửa hàng vừa đỡ mất công mà chi phí cũng rất rẻ.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm của trẻ bằng nước muối sinh lý. Nước muối này mẹ có thể mua tại các cửa hàng thuốc tây.
  • Thoa dầu dừa lên vùng da bị chàm ít nhất mỗi ngày 3 lần.
  • Mẹ có thể thoa nhiều, cứ nhận thấy da bị khô lúc nào là bôi lúc đó.
  • Nếu trẻ bị ngứa nhiều về đêm, mẹ có thể bôi giúp trẻ dễ ngủ hơn và để khô qua đêm.
tri-cham-sua-bang-dau-dua

Trên đây là một số cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà cho mẹ vừa đơn giản mà hiệu quả. Mẹ có thể cân nhắc áp dụng cùng các loại thuốc tây điều trị để đạt được kết quả tốt nhất. Chúc các mẹ thành công!

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân - Triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ em

Sau khi được sinh ra, trong những năm tháng đầu đời của mình cơ thể của trẻ vẫn còn rất yếu ớt do sức đề kháng của cơ thể vẫn chưa được hoàn thiện. Bởi vậy mà có rất nhiều bệnh khởi phát do những tác nhân đến từ bên ngoài như môi trường xung quanh, thời tiết,...

Một trong những căn bệnh thường gặp khi này là bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh do da trẻ vẫn còn rất mỏng manh. Cùng chúng tôi tìm hiễu kỹ hơn về bệnh chàm sữa ở trẻ em là gì? Nhận biết nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm sữa qua bài viết dưới đây.

Bệnh chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay còn được nhiều người gọi với các tên gọi khác nhau như lác sữa, viêm da ở trẻ em, eczema. Đây là một căn bệnh ngoài da thường gặp ở các trẻ sơ sinh trong khoảng từ 3 - 24 tháng tuổi.

benh-cham-sua-o-tre-so-sinh

Chàm sữa không phải là một căn bệnh có khả năng lây lan sang cho người khác, tuy nhiên nó lại là một căn bệnh rất khó để có thể điều trị dứt điểm, bệnh khi không được điều trị hiệu quả có thể tái phát nhiều lần.

Xem thêm: Bệnh chàm môi là gì? Nguyên nhân - Triệu chứng và cách điều trị bệnh chàm môi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm sữa ở trẻ em

Theo rất nhiều những cuộc nghiên cứu khoa học, nguyên nhân bé bị chàm sữa thường gặp có thể xuất phát do một vài nguyên nhân sau :
  • Trẻ sinh da có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc do di truyền từ thành viên trong gia đình trước đó có tiền sử mắc bệnh các bệnh như mề đay, hen suyễn, dị ứng da do thời tiết,
  • Trẻ đang bú sữa có thể bị dị ứng do nguồn thức ăn của mẹ. Cụ thể, khi mẹ ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều đạm, đồ tanh như hải sản,... trong khi cơ thể trẻ chưa đủ phát triển khỏe mạnh không thế thích ứng kịp sẽ khiến cho nguồn sữa có vấn đề gây nên tình trạng dị ứng ở trẻ.
Ngoài ra, còn rất nhiều các nguyên nhân khác đến từ môi trường bên ngoài như thời tiết, khói bụi, lông động vật nuôi trong nhà như chó, mèo; môi trường sống hoặc những đồ chơi của trẻ khi không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể khiến trẻ bị chàm.

Nhận biết dấu hiệu, triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đói với những trẻ bị chàm, biểu hiện ban đầu là xuất hiện các nốt mẩn đỏ, khi sờ tay lên da của trẻ sẽ có cảm giác thô ráp và nổi các vảy nhỏ li ti.

trieu-chung-benh-cham-sua-o-tre-so-sinh

Tình trạng ngứa ngáy sẽ xuyên xuất kéo dài trong thời gian trẻ bị chàm, mẹ sẽ thường thấy trẻ quơ tay lên mặt gãi hoặc dụi dụi mặt vào gối hay bất cứ thứ gì nhằm làm giảm tình trạng ngứa. Điều này khiến cho các mụn nước bị vỡ ra, chảy dịch, đau rát, sau đó là khô da và bong tróc.

Đối với những trường hợp khi không được vệ sinh cẩn thận có thể khiến cho tình trạng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh sau khi khởi phát được khoảng 1 tuần thì bắt đầu tái tạo da non, bong dần khiến cho tình trạng ngứa càng trở nên dữ dội và khó chịu cho trẻ. Nhiều trường hợp gặp nứt nẻ lớn dẫn đến rỉ máu gây nhiễm trùng nhẹ, nếu mẹ không điều trị hiệu quả sẽ để lại vết sẹo trên vùng da bị chàm của trẻ.

trieu-chung-benh-cham-sua-o-tre-so-sinh

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh gây nên những khó chịu cho trẻ mà mẹ đặc biệt cần lưu ý, cùng tìm hiểu về cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh trong bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Cách chữa viêm da dị ứng bằng mướp đắng | Phương pháp trị viêm da bằng dân gian

Hiệu quả -  Đơn giản - Chi phí rẻ là tiêu mà rất nhiều người hiện nay hướng đến trong bất kỳ lĩnh vực nào. Trong điều trị viêm da dị ứng cũng vậy, rất nhiều người hướng đến cách điều trị an toàn, đơn giản, hiệu quả mà giá thành lại rẻ. Dân gian có rất nhiều cách điều trị viêm da dị ứng hiệu quả, trong bài viết hôm nay chúng tôi xin gửi đến các bạn cách chữa viêm da dị ứng bằng mướp đắng hiệu quả.

Tác dụng trị viêm da bằng mướp đăng

Mướp đắng (khổ qua) thuộc vào họ Bầu bí, đây là loại cây dây leo, hoa màu vàng, lá có lông, quả dài có màu xanh, nổi lên các u sần sùi, khi quả chín có màu vàng hạt đỏ. Mướp đắng có vị đắng liệt kê vào top những loại rau củ quả đắng nhất, có tính mát, hiện đang được trồng ở rất nhiều vùng trên cả nước, các bạn hoàn toàn có thể dễ dàng mua được tại những của hàng rau củ hay trong siêu thị.

tac-dung-tri-viem-da-bang-muop-dang

Vừa được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn hàng ngày, mướp đắng còn được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh khắc nhau điển hình trong đó là viêm da ở trẻ em hay người lớn. Người bệnh hoàn toàn có thể an tâm sử dụng vị thuốc này mà không lo có chứa bất kỳ loại độc tố nào mà còn giúp mạng lại hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Cách trị viêm da dị ứng bằng mướp đắng

Mướp đắng với rất nhiều thành phần giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như khô da, bong tróc, ngứa ngáy, nổi mẩm đỏ,... Sau đây là một số cách sử dụng mướp đắng để trị viêm da đơn giản dễ thực hiện mà các bạn có thể áp dụng.

cach-chua-viem-da-di-ung-bang-muop-dang

Chữa viêm da dị ứng bằng mướp đắng

Lấy 1 quả mướp đắng rửa sạch bỏ ruột thái thành từng đoạn nhỏ sau đó đem xay nhuyễn. Sau khi vệ sinh sạch vùng da bị viêm, các bạn thoa hỗn hợp lên da đợi khoảng từ 10-15 phút rửa sạch lại với nước.

Mướp đắng kết hợp với mật ong trị viêm da

Đây là hỗn hơn trị viêm da có thể nói là hiệu quả bậc nhất trong điều trị viêm da dị ứng. Sau khi xay nhuyễn mướp đắng thành một hỗn hợp như cách trên, các bạn có thể cho thêm một chút mật ong vào và xay tiếp đến khi hỗ hợp trở nên sệt và mịn.

muop-dang-va-mat-ong

Sau đó thoa lên vùng da bị viêm trong khoảng 20p rồi rửa sạch.

Ngoài hai cách trị viêm da bằng mướp đắng trên các bạn có thể áp dụng một số cách trị viêm da khác với mướp đắng sau:
  • Mướp đắng kết hợp với bột trà xanh.
  • Mướp đắng kết hợp với lá chè xanh.
  • Nước ép mướp đắng.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Cách điều trị viêm da dị ứng hiệu quả từ thuốc tây y | Hỗ trợ điều trị viêm da tại nhà

Bệnh viêm da dị ứng một trong các loại viêm da thường gặp nhất bởi rất nhiều những nguyên nhân thường gặp trong cuộc sống gây nên. Rất nhiều những triệu chứng của bệnh gây nên khó khăn cho người bệnh. Hiện nay, mặc dù chưa có những biện pháp hay thuốc điều trị triệt để bệnh, tuy nhiên chúng ta có thể tập chung vào làm giảm những triệu chứng của bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách điều trị viêm da dị ứng hiệu quả thường được áp dụng trong điều trị hiện nay.

Thuốc điều trị viêm da dị ứng tây y

Các loại thuốc tây y điều trị thường tập chung vào làm giảm các triệu chứng mà bệnh gây nên. Thuốc giúp giảm ngứa, giảm đau, giảm nhanh những cảm giác khó chịu, những tổn thương do bệnh gây nên. Ngăn tình trạng nhiễm trùng, ngăn không để tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn cũng như phòng tình trạng bệnh bùng phát. 

cach-dieu-tri-viem-da-di-ung

Cách điều trị viêm da dị ứng từ thuốc là sự kết hợp giữa việc sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách hiệu quả cũng như thay đổi lối sống. Nhóm thuốc này gồm có kem bôi giảm ngứa, kháng viêm và bảo vệ cho làn da. Thành phần trong các loại thuốc này thường có chứa corticoid, pimecrolimus (elidelâ), tacrolimus (protopicâ), thuốc mỡ kháng sinh. 

Đối với các trường hợp tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, các bác sĩ có thể xem xét kê thêm thuốc uống giảm ngứa, corticoid theo cách uống hoặc tiêm để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Nhóm thuốc này bao gồm: diphenhydramine, prednisone, hydroxyzine (ataraxâ) và cetirizine (zyrtecâ).

Một cài cách điều trị viêm da dị ứng khác bao gồm :
  • Gạc ướt: sử dụng gạc ướt để che đi những vùng da bị nhiễm trùng với corticoid ngăn tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Sử dụng các dòng sản phẩm chăm sóc da, làm mềm da và dưỡng ẩm cho các vùng da khô hàng ngày.
  • Thoa corticoid nhằm làm giảm tình trạng sưng tấy, đỏ và ngứa trong xuất quá trình điều trị bệnh.
  • Trị viêm da dị ứng bằng liệu pháp ánh sáng hoặc sử dụng tia cực tím A nhân tạo hay B chiếu vào vùng da bị dị ứng để điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày tại nhà cũng ảnh hưởng 1 phần lớn đến quá trình điều trị bệnh được hiệu quả. Một số lưu ý tại nhà mà các bạn cần chú ý đến giúp điều trị bệnh được hiệu quả như:
Hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, các bạn nên ghi chép lại tất cả những yếu tố dễ dẫn đến tình trạng kích ứng gây dị ứng cho da mà các bạn biết như các loại thức ăn, chất tẩy rửa hay xà phòng,...

thuoc-boi-tri-viem-da-di-ung

Giữ ẩm cho làn da: Các bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho da ít nhất khoảng 2 lần 1 ngày. Thời điểm sử dụng kem dưỡng ẩm tốt nhất và khoảng một vài phút sau khi tắm xong, bởi lúc nào da vẫn còn độ ẩm. Đối với da đã khô, khi này các bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng kem bôi trơn hoặc dầu.

Tránh tình trạng trầy xước: viêm da dị ứng gây nên những tình trạng ngứa ngáy khó chịu, khiến người bệnh phải cào gãi để giảm thiểu tình trạng ngứa. Việc này chỉ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trong hơn. Đối với những trường hợp này, các bạn nên sử dụng thuốc chống ngứa, cắt móng tay hoặc đeo gang tay trước khi đi ngủ.

tranh-cao-gai

Tắm bằng nước ấm trong khoảng thời gian phù hợp tránh khô da, các bạn cũng có thể kết hợp tắm với nước có pha baking soda hay bột yến mạch chưa được nấu chín. 

Với cách chữa viêm da dị ứng trên sẽ giúp bạn giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Hiệu quả điều trị của thuốc tây y giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa khả năng bệnh khái phát.