Một tình trạng viêm da thường gặp hiện nay mà được rất nhiều nhắc đến là viêm da dị ứng. Với khả năng biến đổi bệnh từ nặng đến nhẹ, gây nên tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khô và bong tróc vảy tại vùng da mắc bệnh.
Người mắc bệnh viêm da dị ứng còn có thể đồng mặc mắc một số bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng hoặc hẹn. Bệnh cũng gây nên rất nhiều khó khăn trong hoạt động sing hoạt hàng ngày của người bệnh mà bạn cần nắm rõ những thông tin về bệnh để có biện pháp phòng ngừa qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến viêm da dị ứng
Di truyền được xem là yếu tố có sức ảnh hưởng nhiều nhất dẫn đến bệnh. Ngoài ra các yếu tố bên ngoài môi trường cũng góp một phần không nhỏ khiến bệnh khởi phát cũng như khả năng phát triển của bệnh.Các yếu tố bên ngoài gồm có:
- Cơ địa dễ kích ứng với một số loại thực phẩm gây kích ứng như trứng, sữa, hải sản có vỏ, cá biển,...
- Bản thân dị ứng với thành phần có trong thuốc điều trị bệnh.
- Thời tiết thay đổi bất thường khiến da không kịp thích nghi, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể dẫn đến bệnh.
- Da kích ứng với chất liệu làm nên giày dép, quần áo.
- Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, tẩy rửa.
- Môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn không đảm bảo vệ sinh, khói bụi cũng khiến bệnh khởi phát và phát triển mạnh hơn.
Nhận biết triệu chứng bệnh viêm da vị ứng thường gặp
Đối với viêm da ở trẻ em, trẻ sơ sinh thì những triệu chứng của bệnh thường phát triển xớm hơn. Đối với trẻ từ 2 - 3 tháng tuổi bệnh thường xuất hiện tại vùng da trên mặt, da đầu gây ngứa ngáy cho trẻ. Bệnh thường ngứa hơn về đêm khiến trẻ ngứa ngáy quấy khóc dẫn đến mất ngủ. Đối với các trẻ từ giai đoạn biết bò trở đi, bệnh có thể phát tại các vùng da có nếp gấp nhưn cổ tay, cổ chân, đầu gối, khuỷu tay,...Triệu chứng viêm da ở người lớn có thể có chút khác biệt so với trẻ em do bệnh có thể xuất hiện tại bất kì vị trí nào trên cơ thể, trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện trên da toàn bộ cơ thể. Bệnh khi bắt đầu khởi phát thường là các mảng da màu đỏ, tình trạng ngứa ngáy cũng bắt đầu xuất hiện có thể sưng lên nếu người bệnh cào gãi.
Da trở nên dày hơn, nổi sần và khô, sau khoảng thời gian xuất hiện tình trạng bong tróc vảy. dù là trẻ em hay người lớn thì bệnh đều có xu hướng tái phát nhiều lần trong khoảng thời gian nếu không được điều trị, phòng ngừa hiệu quả.
Phòng ngừa và điều trị viêm da dị ứng
Để có thể điều trị bệnh hiệu quả cần có sự phối hợp trong sử dụng thuốc và chăm sóc da hàng ngày tại nhà. Việc sử dụng thuốc thì các bạn khi đi khám đều được các bác sĩ tư vấn đưa ra lời khuyên sử dụng thuốc tùy vào tình trạng bệnh với liều lượng như thế nào. Các loại thuốc thường được bác sĩ đưa vào điều trị là nhóm thuốc ngăn ngừa triệu chứng của bệnh gồm có: chống viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau và nhón thuốc ngăn ngừa dị nguyên gây bệnh.Ngoài việc sử dụng thuốc thì các bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc da hàng ngày, phòng ngừa bệnh phát triển như:
- Vệ sinh sạch sẽ cho da hàng ngày, dưỡng ẩm cho da.
- Nên tắm bằng nước ấm trong khoảng thời gian phù hợp, tránh lâu gây khô da.
- Không để da tiếp xúc với những yếu tố môi trường gây nên bệnh.
- Hạn chế ăn trứng, sữa, hải sản hay các thực phẩm dị ứng với cơ địa của cơ thể.
- Hạn chế chà sát, cào gãi gây nhiễm trùng khiến bệnh thêm trầm trọng.
- Có thể dùng băng gạc mỏng ngăn để da tiếp xúc với bụi bẩn.
Xem thêm: Viêm da cơ địa | Hiểu rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng của viêm da cơ địa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét