Viêm da trẻ em

Viêm da trẻ em

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em | Trẻ bị viêm da cơ địa phải làm sao?

Hiện đang rất nhiều bà mẹ Việt Nam lo lắng khi viêm da cơ địa không chỉ xuất hiện ở người lớn, mà trẻ nhỏ cũng là đối tượng thường mắc phải chứng bệnh này. Hiện có rất nhiều các bệnh ngoài da mà trẻ thường gặp phải, liệu các mẹ đã có thể nhận biết rõ được triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em cũng như các điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cũng như nắm rõ được khi trẻ bị viêm da cơ địa phải làm sao?

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi, bệnh thường xuất hiện tại vùng da đầu, trán, mặt, má và cằm. Bệnh cũng có thể phát triển lan rộng ra những vùng da khác trên cơ thể tuy nhiên tại các vùng da trẻ đẻ bỉm ( tã) khả năng mắc phải có thể thấp hơn bởi da cùng này thường có độ ẩm bảo vệ da khỏi bệnh.

trieu-chung-benh-viem-da-co-dia-o-tre-em

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khi khởi phát thường kèm theo những biểu hiện cấp tính như: vùng da bị bệnh nổi đỏ, nổi lên mụn nước, dễ vỡ tiết dịch và đóng vảy gây ngứa ngáy cho trẻ. Trường hợp trẻ chà sát hay gãi có thể khiến da bị bội nhiễm làm cho bệnh trở nên trầm trọng khó điều trị hơn.

Trẻ khi tập bò và tập đi thì bệnh có thể xuất hiện thêm tại các vị trí da dễ bị tổn thương như đầu gối, lòng bàn tay, bàn chân. Nếu mẹ chăm sóc cho trẻ thì thông thường trẻ có thể tự khỏi được bệnh từ 2 tuổi trở đi. Trường hợp trẻ hơn 2 tuổi mà bệnh vẫn tái phát lại thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em

Dù biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là do yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ môi trường xung quanh cũng góp một phần không nhỏ trong nguyên nhân dẫn đến bệnh ở trẻ.

Môi trường đang dần trở nên ô nhiễm khiến trẻ dễ phát bệnh cũng như làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trẻ khi ăn phải các lại thực phẩm dễ gây dị ứng như sưa, cả biển, hải sản có vỏ, thịt gà, thịt bò,... sẽ có thể dẫn đến bệnh. Hay trong trường hợp trẻ mắc bệnh mà lại mọc răng, mẹ cho trẻ đi tiêm chủng,... cũng khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

nguyen-nhan-gay-benh-viem-da-co-dia-o-tre-em


Da trẻ lúc này vẫn còn rất yếu, mỏng manh nhạy cảm khi tiếp xúc với các loại hóa chất có trong  sản phẩm tắm gội hàng ngày, hay khi trẻ tiếp xúc với lông động vật, quần áo, chăn gối được làm bằng chất liệu len dạ cũng có thể gây kích ứng dẫn đến viêm da ở trẻ.

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Tùy vào giai đoạn trẻ mắc bệnh mà có những cách điều tị khác nhau. Mẹ khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra những biện pháp điều trị, các loại thuốc uống thuốc bôi phù hợp với độ tuổi của trẻ. Thông thường khi trẻ bị viêm da cơ địa các bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên dùng thuốc điều trị cho trẻ bao gồm:
  • Kem dưỡng ẩm: Tùy vào triệu chứng bệnh khởi phát trên da mà trẻ sẽ được chỉ định sử dụng sản phẩm kem bôi dưỡng ẩm phù hợp với trẻ. Một số loại kem, thuốc dưỡng ẩm thường được dùng như thuốc bôi dạng nước eosin 2%, sữa có tác dụng làm dịu da emollients, hoặc kem dưỡng da như vaseline, cetaphil, atopalm... Việc hàng ngày thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ sẽ giúp da mềm mại, da có đủ độ ẩm cẩn thiết hạn chế khả năng phát bệnh cũng nhưn bệnh phát triển, đặc biệt là giảm ngứa cho trẻ.
  • Thuốc mỡ steroid kèm kháng sinh: Sản phẩm có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và đau do những triệu chứng bệnh gây nên trẻ. Tuy nhiên nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn, mẹ nên sử dụng theo đúng liệu lượng mà bắc sĩ chỉ định, trường hợp làm dụng thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Thuốc kháng histamin ngăn ngừa dị ứng ngứa: Thuốc được sản xuất dưới dạng siro cho trẻ như clorpheniramin meleat, promethazin hydroclorid, loratadin,... Đây cũng là loại thuốc mà mẹ cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trẻ bị viêm da cơ địa mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm hay khó điều trị, tuy nhiên lại khiến cho trẻ cực kỳ khó chiu, trẻ quấy khóc, chán ăn, khó ngủ về đêm,... Do đó, các mẹ cần quan tâm chăm sóc, điều trị cho trẻ trong thời gian trẻ mắc bệnh nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét